watch sexy videos at nza-vids!
Truyện người lớn

 

o O o

Sông Vàm Nâu phẳng lặng và vắng vẻ. Vẫn những bụi cây hoang dại trơ trụi kéo dài như vô tận hai bên bờ. Không một mái nhà, không một ánh lửa, không một dấu vết dân cư.

Đến ngã ba vàm Nâu, anh tìm được chổ cặp của chiếc ghe đêm trước. Nơi ấy có gốc cổ thụ đơn độc cành lá khẳng khiu thưa thớt ở khúc cong. Từ xa anh thấy một chấm sáng lẻ loi của chiếc ghe nào đó đang neo bên sông, khi lóe lên khi mờ nhạt quà màn sương lay động trên mặt nước.

Đến gần hơn nửa, anh nhận ra ánh sáng đó phát ra từ căn nhà bè.  Chiếc nhà bè được làm bằng nhiều thùng sắt hình vuông ghép lại, vì sông cạn nên nó phải neo xa bờ.  Ba Bình lẹ làng thận trọng bơi ra.

Anh bước lên thềm nhà. Ngôi nhà năm gian. Bốn gian đã tắt hết đèn, còn gian cuối cùng có hai ô cửa kính còn sáng đèn. Những khuôn cửa kính được làm bằng nhôm trắng rất mỹ thuật bên trong là bức mành lá sách bằng nhựa trong lịch sự như những căn biệt thự trong thành phố. Căn nhà còn có hàng hiên trang trí những chậu cây xanh, chậu hoa và dây leo che bóng mát.

Anh nép mình giữa các chậu cây, kín đáo nhìn vào ô cửa mở rộng. Chợt tim anh đập rộn lên và nhận ra đúng cô gái hôm trước đang ngồi trong đó.

Cô ngồi quay lưng lại phía anh, ngồi viết trước một chiếc bàn nhỏ, phía trước mặt là một giá sách trên để một số cuốn sách dày, gáy mạ vàng óng.  Cạnh bàn làm việc là chiếc bàn nước, trên để một bộ tách trà và phin cà-phê đang nhỏ giọt. Kế bên là một chiếc giường trải nệm hoa đã buông màn trắng toát.

Căn buồng tuy hẹp nhưng gọn gàng và ngăn nắp như một ca-bin của tàu thủy loại sang.

Cô gái ngồi viết rất lâu, rồi buông bút, gấp sách đứng dậy, uống nốt ly cà-phê bên bàn nước. Cô vươn vai uốn mình, vận động thư giãn, rồi quay về phía cửa sổ nơi Ba Bình đang đứng, với tay lấy chiếc áo mắc sau góc cửa.  
Bây giờ anh mới nhận thấy khuôn mặt cô gái. Mái tóc cắt ngắn phủ xuống ngang vai làm cho khuôn mặt càng thêm tròn trỉnh đầy đặn. Cặp môi chín mọng, tươi tắn, sống mũi hơi cao, lông mày dày đậm, đôi mắt tròn đen loáng, sáng. Ba Bình cảm thấy đã gặp cô ở đâu rồi.
Cô gái đưa tay kéo ngược chiếc áo thun lên đầu, để lộ bộ ngực tròn đầy đặn không áo lót. Một chấm đen trên bộ ngực làm Ba Bình chăm chú. Mười mấy năm trước trong những buổi tập bơi ở hồ bơi An Phú, cô bạn anh cũng có một nốt ruồi như thế, anh vẫn trêu đùa là nốt ruồi quí tướng.
Cô gái đã cởi tiếp chiếc quần jin để lộ cặp đùi trắng trẻo. Vết xanh tràm phía trong đùi làm Ba Bình giật mình nhớ lại người bạn gái cũ, trong lúc bơi vẫn thường bị trêu là vết mực của bà mụ đánh dấu để cho chàng trai nào có diểm phúc nhìn thấy không bao giờ quên được. . .
Sao trên đời lại có người giống nhau đến thế. . . ? Ba Bình hồi hộp như được gặp lại người bạn củ, nhưng lại ngờ ngợ như trước mắt mình chỉ là một ảo giác.
Cô gái đã trùm lên người chiếc váy ngủ rộng có những chùm hoa vàng rực, với tay đóng cửa kính. Rồi cô cất tiếng hát một mình:
Suối mơ bên rừng thu vắng.
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng. . . .  
Bài hát quen thuộc của nhạc sĩ Văn Cao làm cho Ba Bình không trấn tỉnh được nửa. Những kỹ niệm cũ cùng một lúc ùa vào trong trí nhớ làm anh bật ra tiếng thì thầm rất nhỏ:
- Thu Vân. . . !  
Như có một linh cảm, cô gái dừng tay bước lại bên cửa sổ nhìn ra ngoài trời chăm chú. Xung quanh vẫn yên ắng, chỉ có tiếng gió lướt nhẹ và tiếng nước chảy rì rào.
Ba Bình ngồi bệt xuống sàn, nép mình vào khe lõm của bức tường nhà cho đở lạnh. Anh không dám tin rằng Thu Vân ngày xưa lại có thể ở đây, chỉ cách anh một bức tường, trên một dòng sông hoang dã.  
Thu Vân đã khác xa mười mấy năm về trước. Cô đẹp lên, thân thể cân đối, chưa có vẻ gì vướn bận chồng con. Dường như căn nhà nổi này là nơi cô sống và làm việc. Mười mấy năm trước Thu Vân và Ngân Huệ là một cặp bài trùng. Các buổi luyện thi, các cuộc dạo chơi ngày chủ nhật, các buổi tập bơi Ngân Huệ thường đi cùng Thu Vân.

Mùa hè năm ấy cả ba người đi cắm trại ở thác Suối Vàng. Thu Vân đã hát bài hát Suối Mơ mà họ thích nhất. Cả ba đã đi chơi suốt cả một ngày trong những vườn hoa và nắm tay nhau lội suối, nhảy qua các tảng đá ngổn ngang trên mặt nước.  
Tình yêu của họ bắt đầu từ những ngày đó và dòng Suối Mơ đã trở thành kỷ niệm đẹp nhất trong tình yêu thuở ấy của Ba Bình.  
Nhưng hoàn cảnh Thu Vân sau đó có nhiều trắc trở, cha mẹ mất sớm, cô sống với người anh. Anh cô gửi cô qua Mỹ để hưởng một học bổng mà một người bà con sinh sống bên đó xin cho. Từ đó trở đi,  hai người không biết tin tức gì của nhau nửa. Năm tháng đã trôi qua, về sau, tình yêu của Ngân Huệ lại đến với anh.

Thời kỳ anh còn ở Tắc Bầu Sấu, có lần một đoàn cán bộ khoa học từ thành phố ghé qua trường. Anh dẫn họ đi thăm những cánh rừng hoang, ông trưởng đoàn có nói đến một chương trình điều tra khảo sát tổng hợp vùng Rừng Sác có Việt Kiều hải ngoại tham gia. Có thể Thu Vân đã trở thành một nhà khoa học. Cô trở về đây thực hiện trương trình ấy. Căn nhà nổi này là phòng thí nghiệm khảo sát.  
Thế là mọi sự đã rõ ràng, giờ đây anh và Thu Vân chỉ cách nhau một bức từơng thép mỏng. Chỉ cần anh gọi lên một tiếng, Thu Vân sẽ nhận ra anh. Anh sẽ vào căn phòng ấm áp thơm ngát nước hoa, để ôn lại cùng Thu Vân những kỷ niệm sau những năm xa cách. . . .  
Phút giây ảo tưởng trôi qua nhanh chóng và chấm dứt phủ phàng như một giấc mơ hảo huyền. Anh trở về với thực tại khắc nghiệt và cay đắng.  

Đêm Duyên Hải trở lạnh rất nhanh. Bộ quần áo dính đầy bùn đất vẫn còn ẩm ướt như một lớp băng giá buốt, bốc ra mùi chua nồng và hôi hám. Ba Bình nép sát vào sau những tấm gờ tường và những chậu hoa, nhưng sương giá vẫn thấm vào gia thịt, tê cóng tay chân. Anh nhớ đến bài thơ mà anh và Vân, Huệ đã đọc trong lúc chơi trò hái hoa tương lai ở lớp luyện thi:

Ba chục năm sau sẽ gặp nàng
Bên thềm biệt thư ngất cao sang
Nàng thì lộng lẫy trong nhung lụa
Tôi thợ quét vôi đứng ngở ngàng.

Ai ngờ cuộc gặp gỡ giữa anh và Thu Vân còn nghiệt ngã hơn trước nửa, tuy chỉ mới qua mười mấy năm sau. Như có ngọn lửa cháy bùng từ lồng ngực đến mọi đường gân thớ thịt. Ba Bình vụt đứng lên. Vấn vương làm chi chuyện cũ. Khơi lại làm chi nỗi đau của quá khứ trước thực tại phủ phàng.

Anh men theo mạn bè, thả mình xuống làn nước lạnh. Lội nước một đoạn ngắn anh bắt đầu sa chân vào bãi bùn ngập sâu quá gối, lần mãi mới tới bờ.

Xa xa, chiếc nhà nổi chỉ còn lại một vệt đen mờ với ngọn đèn tính hiệu đỏ quạch ở phía đầu như con mắt của một con cá lớn từ dưới nước nhô lên.

Anh nhớ đến hôm nào, bị ngất trên đoạn sông này, khi tỉnh dậy anh đã gào to, gọi tên Huệ Trắng. Tiếng gọi lan rộng khắp mặt sông kéo dài đến các lùm cây đang lặng lẻ ngủ yên rồi biến đi không một chút hồi âm. Đêm nay , tiếng anh gọi Thu Vân cũng lại tan đi không một chút gì vọng lại.

Sáng hôm ấy, khi đi qua một khu lò gạch bỏ hoang, thấy thấp thoáng bóng người, Ba Bình lại kiên nhẩn tìm cách tiếp cận thăm dò tung tích Tám Hoạnh. Quan sát kỷ anh thấy có tất cả bốn người đẩy hai chiếc xe bò đến xúc gạch vụng chở ra sông.

Chờ cho họ đẩy xe đi xa, anh mới men theo các lùm cây kín đáo tiến dần đến và leo lên miệng chiếc lò gạch cũ. Trên đó có một bờ gạch kín đáo có thể nằm nép vào quan sát mọi hoạt động của những người xúc gạch. Anh hy vọng nếu họ là người lạ, anh sẽ tới tìm cách bắt chuyện.

Nhưng khi hai chiếc xe rỗng quay trở lại chạy lộc cộc trên con đường đất lổn nhổn khập khểnh Ba Bình bổng giật thót người. Kẻ đã hãm hại đời anh mà anh đang cần gặp không ngờ lại xuất hiện ngay trước mặt.

Theo chiếc xe đi đầu, anh nhận rỏ mặt Hải Cóc đang cầm càng, và Tám Hoạnh đang lom com đẩy phía sau. Tám Hoạnh bước đi tập tểnh mệt nhọc, mặt gầy quắt đen đủi. Ông ta bước đi cà giật, uể oải như bị đau một bên chân. . . Cả bọn bỏ càng xe dừng lại, Hải Cóc nâng vạt áo lau cổ, nhổ toẹt nước bọt ra trước mặt rồi rít qua khẽ răng:
- Mẹ kiếp. Ông Tám hôm nay làm ăn sớ rớ thế này thì đến tối cũng chẳng kịp về.
Tám Hoạnh ngồi phịch xuống đất, ngã lưng vào tường ngồi im. Nghỉ một lát, Hải Cóc đứng dậy ném chiếc xẻng cho Tám Hoạnh:
- Bây giờ đến lượt ông xúc cho đầy hai xe. Nói thì ngon quá. Đứa nào được cắt đi làm cùng ông thiệt là mạt vận.
Nói rồi hai đứa ngoắc tay nhau đi xuống mé sông. Đứa còn lại kiếm một góc tường mát mẻ nằm duổi thẳng cẳng. Lát sau y ngáy như bò rống.

Tám Hoạnh ngồi dựa vào đống gạch thở dốc một hồi, rồi nằm lăn ra đất tay ôm lấy chân, co rúm người lại một cách đau đớn như bị chuột rút. Lát sau ông ngồi dậy, lần thắt lưng lấy ra một chiếc lon đựng bia đã cũ, đáy lon móp bẹp, miệng lon xâu một sợi dây móc để thường xuyên đeo bên người. Tay ông run run mở cạp quần, ghé sát chiếc lon lại rồi khom người đi tiểu vào trong chiếc lon đó. Khi chiếc lon đã đầy, ông nân lên miệng uống nhấm nháp từng ngụm nhỏ một cách thận trọng.

Uống được chừng một nửa, ông lần túi lôi ra một mãnh khăn mặt rách mướp, thấm vào chổ nước tiểu còn lại trong lon, đưa lên xoa dần từ trán xuống cổ, đến ngực và hai cánh tay. Đó là phép nội ẩm ngoại đồ của Niệu liệu pháp đã từng được vài môn phái dưỡng sinh áp dụng. Sau đó ông gượng nhẹ vén quần lên, đắp nước tiểu vào, xoa bóp trên cẳng chân sưng vù và bầm tím, như cẳng chân đã chết ngâm lâu ngày dưới nước.

Ba Bình lặng người nhớ đến ông ta ngày nào oai vệ bên bàn tiệc thết đãi cấp trên. Khi ấy ông cầm chiếc khăn mặt trắng muốt, tẩm nước hoa thơm phức lau khắp từ trước mặt ra sau gay một cách khoan khoái rồi quay lại phía sau bảo các cô phục vụ đưa đồ nhậu. Những bửa say sưa nhậu nhẹt, hò hét ngả nghiêng, bia lon xếp la liệt trước mặt, uống cho đến khi chảy tràn ra mép, ướt đẩm cả ngực áo.

Con người ấy giờ đây thiểu não đến thế hay sao?
Uống nốt lon nước tiểu, Tám Hoạnh móc mãi dưới đáy túi quần mới lôi ra một gói giấy báo đen xỉn và nhàu nát. Bàn tay ông lóng ngóng xé lấy một mảnh báo và móc ra một dúm thuốc lá đen, thận trọng cuốn thành một điếu sâu kèn nhỏ xíu. Ông châm lửa hút từng hơi dài và nuốt khói vào sâu trong phổi. Hút xong đến hơi thuốc cuối cùng, tàn lửa cháy sát môi, ông mới chịu nhổ mẩu giất ra. Ông đăm đăm nhìn về phía trân trời. Ở đó dãy núi Vũng Tàu hiện ra màu xanh lam đậm, trên đỉnh núi lô nhô những giàn, những cột ăng-ten nhỏ xíu. Đôi mắt mệt mỏi và lờ đờ như luyến tiếc khát khao một quá khứ rực rở đã mất đi

Aân oán cuộc đời có vay có trả, và tạo hoá công bằng đã dành cho ông số phận một con chim gãy cánh, chỉ còn biết đau đớn nhìn bầu trời rộng rãi luyến tiếc những ngày oanh liệt.

Đột nhiên như có luồng điện phóng tới, Tám Hoạnh đứng bật dậy vội vàng vớ lấy chiếc xẻng xúc gạch. Tay ông run lẩy bẩy như người kiệt sức, nhưng vẫn cố gắng hất được những viên gạch vụn vào xe.
Từ phía xa Hải Cóc và tên đồng bọn đã hiện ra sau đám cây chà là. Tới nơi, y vất mấy con cá xuống đất đảo mắt nhìn Tám Hoạnh:
- Trời đất ơi! Trong khi bọn này trần thân kiếm cá thì mấy ông chổng mặt lên trời ngủ đã đời hả? Lao động là cải tạo thế giới mà ông nào thấy việc cũng sợ như cha chết! Chút xíu gạch mà xúc đến giờ chưa xong.
Như một làn roi quất mạnh vào Tám Hoạnh, ông nẩy người, mặt cúi gầm xuống, lóng ngóng xúc mãi mà mấy viên gạch vỡ vẫn cứ bật ra ngoài.

Hải Cóc đi kiếm củi nướng cá rồi cùng tên đồng bọn nằm dài ra bóc các miếng lườn cá ăn nhồm nhoàm. Tám Hoạnh vẫn gắng sức xúc gạch, mồ hôi chảy ròng ròng từ trán xuống má , loang lổ trên mảnh áo sờn như sơ mướp cho đến khi xe đã đầy ông ta buông xẻng nằm vật ra thở dốc.
Hải Cóc đem cái đầu cá chẻm gói trong miếng lá đưa cho Tám Hoạnh:
- Nhất thủ nhì vĩ. Phần ông cái đầu.
Tám Hoạnh nhìn miếng đầu cá, mắt ông ứa nước.

Nhưng vị cá nướng thơm ngào ngạt với những góc cạnh cháy xem đầy hấp dẫn đã làm ông phải cầm lấy nhấm nháp, mút từng mẩu thịt trong các kẽ xương. Ông ăn chậm chạp, dường như phải cố gắng lắm mới nuốt được.

Lát sau Hải Cóc đứng lên khoát tay ra lệnh. Cả bọn xúm vào làm việc.

Ông ta đã phải nếm mùi đau khổ của kiếp sống bần cùng, phải uống nước tiểu trong lon bia để chống đở bệnh tật, phải chịu đựng những đau đớn tinh thần và thể xác để còn được mở mắt nhìn đời.
Tự nhiên Ba Bình thấy mọi nổi thù oán, căm hờn của anh với ông ta dần dần nguội lạnh. Anh thấy chẳng còn điều gì cần thiết để nói với ông ta nửa.

o O o

Ba Bình trở lại tìm ông Hai và Uùt An. Tới nơi, mọi cảnh vật đã thay đổi. Khúc sông nhỏ trước nhà ông Hai đã có một con đập chắn ngang,
Anh đi mãi dọc theo bờ sông mà không tìn thấy dấu vết của căn nhà bằng lá dừa nước, nơi đã đùm bọc cưu mang anh. Cuối cùng anh cũng tìm ra được dấu tích của mảnh vườn củ cỏ hoang đã mọc đầy, nhờ có mấy cây bông gòn mà ông Hai đã trồng năm trước.
Hàng cây bông gòn đã đâm thẳng lên cao. Các cành cây khẳng khiu như những bộ xương gầy guộc và trơ trụi, treo lủng lẳng những quả bông gòn khô quắt. Một vài mảnh quả ở đâu đó tách ra để cho những sợi bông bay lả tả dưới ánh nắng vàn sậm, làm cho quang cảnh buổi chiều càng trở nên hiu quanh. Lác đác vài cánh cò trắng cô đơn bay lên rồi lại đậu xuống như còn đang cố níu lấy ánh mặt trời sắp lặn để kiếm thêm miếng ăn.
Xung quanh vắng tanh không một bóng người để anh hỏi thăm biến cố gì xãy ra từ ngay anh bước chân ra đi. Anh thấy nhớ Uùt An da diết không biết giờ này cô lang bạt nơi đâu. Quang cảnh vắng vẻ, hoang vu của mảnh vườn củ nhà ông Hai làm anh thấy cô đơn. Ngay đêm ấy Ba Bình tìm đến thăm lại ngôi mộ của Huệ Trắng.  
Khi qua ngã ba sông cuối cùng thì trời đã gần sáng, chỉ còn lại vài ngôi sao lóng lánh trên bầu trời. Mặt đất vẫn còn tối mịt, các lùm cây bụi cỏ bất động hòa lẩn vào nhau thành một màu đen sậm.
Đến đầu đoanï sông thẳng, quang cảnh đột ngột hiện ra khiến Ba Bình phải dừng lại. Một dải sáng mờ mờ, trắng nhạt nổi lên thấp thoáng trên nền trời tối đen của hàng cây ven sông phóng thẳng từ bờ trái sang bờ phải. Ba Bình thận trọng tiến đến gần vừa chăm chú quan sát. Mãi đến khi phía chân trời hừng sáng anh mới nhận ra đó là một cây cầu đồ sộ. Hàng tay vịn và những dầm cầu bê tông màu trắng dăng dài trên những chiếc chân cầu vững chãi mọc thẳng từ đáy sông. Quanh cầu vắng vẻ không một bóng người. Anh thận trọng tiến dần từng bước cho đến khi chắc chắn không giáp mặt ai, mới treo lên đỉnh mố cầu. Chiếc cầu đã làm xong, nhưng nền đường thì vừa mới đắp, mặt đất còn lổn nhổn. Đứng trên đỉnh mố cầu, anh bối rối vì dấu tích của ngôi mộ không còn.

Theo ghi nhớ thì đoạn sông thẳng ngắn ngủi, hai bên cong lại như tay ngai vẫn còn đây. Dãi rừng thoái hoá hổn độn xơ xác kéo dài đến chân trời vẫn thế, nhưng nay đã có con đường băng qua như một nét vẽ cứng cáp và mạnh bạo. Dải đất cao và hẹp mọc toàn chà là vàng úa, lá xòe ra lay lắt như những lưỡi kiếm cong queo, nơi để ngôi mộ Huệ Trắng nay đã được san thành đường dẫn lên cầu. Nấm mồ bé nhỏ giờ đây đã trùng lấp vào khối đất đồ sộ sau mố cầu, không còn dấu vết. Ba Bình thầm trách ông kỹ sư cầu đường nào đã vô tình cho xây chiếc cầu đúng ở đoạn sông này, vùi lấp nốt những kỷ niệm cuối cùng về Huệ Trắng. Anh lại thầm trách mình đã đặt ngôi mộ đúng nơi này. Nhưng lúc đó anh đâu biết cơ sự lại như thế. Một nấm mồ một con người chỉ là một hạt cát giữa rừng Sác mênh mông. Lúc đó anh đã chọn một thế đất đẹp nhất, một đoạn sông dể nhận biết nhất để đánh dấu. Anh không thể ngờ thế đất đẹp ấy cũng thu hút sự chú ý của ông kỹ sư cầu đường khi đi tìm đất làm cầu.

Ngồi nghỉ một chút, anh gượng dậy lần trong túi tìm một thẻ hương và một chùm hoa bằng nhựa màu. Anh đã mua hương hoa từ một thị trấn nhỏ ở miền tây gói kỹ trong mấy lần bao nhựa để trở về cắm lên mộ Huệ Trắng.
Anh cầm bó hoa và nén hương cháy đỏ rất lâu mà không biết đặt vào đâu.
Trong lòng anh bồn chồn bứt rức không yên, và cuối cùng anh đành cắm hương và đặt hoa xuống ngay trên nền đất mố cầu mới đắp.
Anh đau đớn nghĩ đến số phận cuộc đời thật là nghiệt ngã, Trong nhóm bạn bè vui chơi từ thuở học sinh, Thu Vân đã trở về đây sang trọng và rực rở trong tòa lâu đài khoa học như ngôi biệt thự nổi giữa dòng sông, nhưng giữa anh và cô là một khoảng cách xa vời. Còn Huệ Trắng, hình bóng cô luôn bên anh nhưng cuộc đời thật thì hoàn toàn cách biệt.

Sự căng thẳng về tinh thần và thể xác đã làm cho Ba Bình thấy đầu óc quay cuồn choáng váng. Anh lần xuống gầm cầu lách vào một khe hẹp giữa đầm cầu và bệ mố nằm dài trong đó. Bốn bề là những vách bê tông lạnh ngắt sát vào da thịt như một chiếc áo quan bằng đá cứng.

Ba Bình đã khóc, nước mắt chảy ra nóng hổi rơi xuống vành tai. Đói khát, mệt nhọc đã làm anh ngủ thiếp dần. Trong giấc mơ, anh thấy lại bóng Huệ Trắng đêm nào đứng trên bờ sông Vàm Nâu dang tay gọi anh trước khi trườn mình xuống nước:
- Anh ơi - mau bơi với em đi. . . !
Anh chạy theo gọi to:
- Đợi anh với, em ơi. . . !
Anh cố chạy theo, nhưng đôi chân cứ chùn lại và bóng Huệ Trắng cứ vượt xa mãi mãi. . .

o O o

Nằm dưới gầm cầu anh thao thức chờ trời sáng. Anh nhớ đến ông Năm Hiền người hiểu rỏ tâm tư và hoàn cảnh của anh, đã qien thân với anh từ ngày chịu án ở Côn Đảo. Vào tù, anh vẫn hãnh diện cho rằng mình bị bắt chẳng qua là do sơ suất để lở thời cơ nên thua cuộc. Anh sẽ vượt ngục, sẽ tinh khôn hơn, sẽ cao thủ hơn để chơi tiếp những ván bài mới với cảnh sát Đô Thành.

Câu chuyện tâm sự với ông Năm Hiền đã tạo nên bước ngoặc đời anh. Đó là một đêm trời tối đen như mực, hai người phải đi bắt rùa biển và hốt trứng rùa nộp cho cai ngục. Trong lúc ngồi ẩn mình trong những rặng cây ven bờ chờ những con rùa từ những làn sóng đen ngòm lao lên bờ các để đẻ trứng, anh đã kể cho ông Năm Hiền nghe những ước mơ của mình khi vượt ngục.
Ông Năm chân tình khuyên anh:
- Cháu còn bồng bột quá. Con người chỉ sống có một lần, đâu có nhiều dịp để làm liều , làm thử, để phung phí sức lực tuổi xuân rồi làm lại.
Hiểu ra điều đó Ba Bình thấy mình may mắn vì đã gặp được một người chân chính, đã chân tình khuyên bảo anh những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Song thành kiến của người đời thật là nặng nề ghê gớm. Khi ra tù, mẹ anh qua đời vì một tai nạn rủi ro, còn anh kiếm một việc làm bình thường cũng rất khó khăn, vì lý lịch quá nặng nề. Anh phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống qua ngày nhưng cũng luôn bị nghi ngờ theo dõi. Cho đến một ngày kia, anh bị hốt chung với đám bụi đời, xì-ke, dựt dọc, đưa xuống cải tạo tại trường Tắc Bầu Sấu.
Ông Nằm Hiền khi đó là một nhân viên trong Ban kinh tế mới của Quận, cũng chẳng bênh vực nổi anh. Ông phải điên đầu với bao nhiêu câu hỏi nghi vấn:dồn dập về những ngày ông ở tù.

Nhưng khi đến Duyên Hải, vùng đất hoang mặn này đã giúp anh lấy lại niềm vui trong cuộc sống mới cùng với những con người nghèo khổ bất hạnh trụ lại nơi này. Cuộc sống của trường vừa khá lên một chút thì ông Hiệu trưởng rút về công tác trên quận, Tám Hoạnh được điều về làm Hiệu phó nắm quyền điều hành toàn bộ công việc. Ông ta quen biết rộng, nhiều bạn nhậu, có ô dù vững chãi nên đã kéo bè kéo cánh để sống như một ông vua con ở Trường Cải Tạo.

Ngày mai anh sẽ trở về Sài Gòn tìm gặp ông Năm Hiền hy vọng ông sẽ cho anh biết rỏ những gì liên quan đến số phận của anh. Nếu bị bắt lại, anh sẽ đương đầu với số phận để tự minh oan, tự giải cứu cho mình.

Sương đêm thấm vào các khối bê tông lạnh buốt khiến anh không ngủ được. Cuộc gặp gở với Thu Vân đã khơi dậy trong lòng anh những sôi nổi khác khao của thời trai trẻ. Anh đứng bên lan can cầu lặng lẻ nhìn trời sao lấm tấm. Chỉ mình anh còn lại giữa cánh đồng vắng vẻ, nhưng anh không cảm thấy cô đơn.

Gần tối hôm sau,  chuyến ca nô khách ghé bến An Thủy Đông đã đưa Ba Bình về bến Nguyễn Kiệu trên sông Sài Gòn
Dọc đường mọi người đi lại tự do không thấy ai bị xét giấy. Anh lên bến rẽ vào đường Hàm Nghi, lên xe lam chạy thẳng về nhà ông Năm Hiền.
Ông Năm Hiền vẫn ở trong căn nhà cũ, bằng gỗ lợp tôn giữa một con hẻm nhỏ. Gặp Ba Bình, ông mừng rở kể lại cho anh nghe về số phận Tám Hoạnh như anh đã biết, rồi giục giã:
- Cháu viết ngay một lá thư gửi lên quận trình bày hoàn cảnh và nguyện vọng của mình. Mọi quyền lợi của cháu sẽ được phục hồi.
Ba Bình thắc mắc:
- Cháu sẽ phải tố cáo tội lỗi của tám Hoạnh?
- Không cần. Ông ta đã khai nhận hết tội lỗi của mình, kể cả chuyện vu oan cho cháu. Ông ta tự nguyện bán bớt nhà đất để đền bù số tiền thất thoát. Nhờ vậy ông ta được xét miễn tố và chịu kỷ luật một năm cải tạo.
- Vậy cháu phải viết đơn làm gì nửa?
- Để hoàn tất hồ sơ trả lại quyền tự do cho cháu. Nhân có anh Ba Hưng hiệu trưởng mới đang về họp tại đây, ngay mai sẽ giải quyết ngay. Nghe anh em trong Trường kể chuyện oan của cháu, Ba Hưng rất thông cảm, chỉ mong cháu về để giải quyết mọi quyền lợi, kết thúc vụ bê bối ở trường.

Ba Bình không ngờ mọi việc được giải quyết một cách dể dàng, ngoài sức tưởng tượng, nên không dám tin là sự thật. Anh thắc mắc muốn biết ai đã phát giác ra tội lỗi của Tám Hoạnh, câu chuyện đổ bể bắt đầu từ đâu, . . . thì ông Năm Hiền gạt đi:
- Chuyện đó dài lắm. Mai mốt có dịp xuống trường cháu hãy tìm hiểu. Nhưng hãy nhớ rằng số phận con người là điều đáng quan tâm nhiều hơn so với các thủ đoạn phạm tội và các chi tiết nghiệp vụ để điều tra vụ án. À! còn cô gái hôm đó đi cùng với cháu, nay đâu rồi?  
Ba Bình lạnh toát người. Anh run run lúc lâu mới kể lại được cho ông nghe nỗi bất hạnh của Huệ Trắng.
Ông Năm Hiền đưa anh cốc nước:
- Thôi. Cháu uống đi và bình tỉnh lại. Cháu tính tiếp theo sẽ làm gì?
Suy nghĩ một chút, anh trả lời:
- Cháu cũng chưa biết tính sao. Cháu muốn trở về trường thăm lại anh em. Rồi sau đó tùy tình hình sẽ liệu.
Ông Năm cười vui vẻ:
- Nếu cháu trở lại trường củ. Anh Ba Hưng sẽ rất mừng. Xuống trường cháu sẽ thấy nhiều công việc mới mẽ và thú vị.
Như sực nhớ ra điều gì, ông Năm đứng lên lục trong tủ sách, kiếm ra một tấm ảnh. Rồi hào hứng giới thiệu:
- Một chị Việt kiều Mỹ mới về nước tên là Thu Vân, tiến sĩ sinh học rất say mê về rừng Sác. Nhà nước cấp cho chị ấy một biệt thự nhưng chị ấy không ở, mà đóng một ngôi nhà nổi để đi nghiên cứu khắp vùng Duyên Hải. Chị ấy rất cần một người am hiểu rừng Sác mà chưa tìm được. Nếu cháu nhận lời giúp chắc chị ấy mừng lắm.
Ba Bình yên lặng ngắm tấm ảnh, cố hình dung xem Thu Vân giờ đây không biết làm gì trong ngôi nhà nổi này.
Ông Năm Hiền lại hỏi:
- Cháu có biết cánh đồng phân chấp ở vùng Tắc Bà Kèo không?
- Có. Cháu đã đến đó nhiều lần.  
- Chị Thu Vân muốn tổ chức một lộ trình khảo cứu qua vùng đó. Chị ấy đang nghiên cứu dùng chất bùn ở đầm lầy để chế tạo chất thuốc kích thích sinh trưởng cho gia súc và cây cối. Nhưng ai cũng sợ không dám dẫn đường cho chị ấy qua đầm lầy.  
Thấy Ba Bình yên lặng,  ông Năm khuyến kích:
- Cháu cứ nhận lời đi, bác sẽ viết thư giới thiệu với chị Thu Vân. Tới đó cháu sẽ thấy nhiều chuyện thú vị. Bác không muốn nói trước, để dành những điều bất ngờ cho cháu.


<< Lùi - Tiếp theo >>
Liên kết wap
Hãy nhấn nút chia sẻ Facebook để wap cập nhật nội dung liên tục.
chưa có textlink